Nhiều tuyên bố mang tính bước ngoặt khác đã được đưa ra từ các cuộc họp của những người đứng đầu chính phủ Khối thịnh vượng chung (CHOGM) trong 70 năm qua.
Hiện nay, Khối thịnh vượng chung là một hiệp hội tự nguyện của 56 quốc gia độc lập và bình đẳng. Trong đó 32 thành viên trong khối là các quốc gia nhỏ, bao gồm nhiều quốc đảo. Vào năm 2022, 2 Quốc gia cuối cùng gia nhập Khối thịnh vượng chung là Gabon và Togo.
Ngày nay, người đứng đầu khối thịnh vương chung là: Vua Charles III (Vương Quốc Anh) với vai trò:
– Không có thời hạn cố định tối đa;
– Không phải là cha truyền con nối, và những người đứng đầu tương lai sẽ được lựa chọn bởi các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung.
Các quốc gia độc lập tạo lên Khối thịnh vượng chung rất đa dạng: họ là một trong những quốc gia lớn nhất, nhỏ nhất, giàu nhất và nghèo nhất thế giới. Họ cùng nhau làm việc để theo đuổi các mục tiêu và giá trị chung.
Các quốc gia nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương trước các vấn đề như biến đổi khí hậu và các thách thức phát triển. Tất cả các thành viên Khối thịnh vượng chung đều có tiếng nói bình đẳng bất kể quy mô hay sự giàu có.
Lãnh đạo các nước thành viên định hình các chính sách và ưu tiên của Khối thịnh vượng chung. Cứ hai năm một lần, họ gặp nhau tại Hội nghị những người đứng đầu Chính phủ Khối thịnh vượng chung.
Châu Phi
Botswana | Cameroon | Gabon | Gambia | Ghana |
Kenya | Vương quốc Eswatini | Lesotho | Malawi | Mauritius |
Mozambique | Namibia | Nigeria | Rwanda | Seychelles |
Sierra Leone | Nam Phi | Togo | Uganda | Cộng hòa Thống nhất Tanzania |
Zambia |
Châu Á
Bangladesh | Brunei Darussalam | Ấn Độ | Malaysia | Maldives |
Pakistan | Singapore | Sri Lanka |
Caribê và Châu Mỹ
Antigua và Barbuda | Bahamas | Barbados | Belize | Canada |
Dominica | Grenada | Guyana | Jamaica | Saint Lucia |
St Kitts và Nevis | St Vincent và Grenadines | Trinidad và Tobago |
Châu Âu
Công hòa Síp | Malta | Vương quốc Anh |
Thái Bình Dương
Úc | Fiji | Kiribati | Nauru | New Zealand |
Papua New Guinea | Samoa | Quần đảo Solomon | Tonga | Tuvalu |
Vanuatu |